Visa Ba Lan được xem như giấy phép cấp cho người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Ba Lan. Visa này chia thành nhiều loại theo mục đích của du khách như: Công tác, du học, du lịch… Mỗi loại sẽ có một quy định riêng về hồ sơ, quy trình, thủ tục. Bài viết sau, Bazan sẽ hướng dẫn cho quý khách tất cả những thông tin trên và giải đáp một số thắc mắc liên quan.
Có những loại visa Ba Lan nào?
Ba Lan nổi tiếng với nhiều thắng cảnh cùng với khí hậu ôn hoà, mát mẻ. Nơi đây được xem là một trong những quốc gia mà du khách nên đến ít nhất một lần trong đời. Để đến được Ba Lan thì trước hết, quý khách phải xin được visa. Có thể phân loại visa Ba Lan theo hai tiêu chí là: Thời gian lưu trú và mục đích chuyến đi.

Phân loại theo thời gian lưu trú
Theo quy định của khối Schengen, dựa vào thời gian lưu trú tại Ba Lan, mà visa được chia thành 3 loại:
- Visa loại A
Visa loại này áp dụng cho những người quá cảnh tại sân bay Ba Lan. Mục đích chủ yếu là quá cảnh để chờ chuyến bay kế tiếp. Do đó, du khách sẽ không được rời khỏi khu vực Quốc tế trong phạm vi sân bay.
- Visa loại C
Visa loại C gọi là visa ngắn hạn và cũng là loại phổ biến nhất. Đối với visa loại C, thời gian lưu trú tối đa tại Ba Lan của du khách là 90 ngày. Hết thời gian này, bạn phải xuất cảnh theo đúng quy định. Một số loại visa điển hình như: thăm thân, công tác, du lịch…
Ngoài ra, visa loại này còn được chia thành 3 loại nhỏ gồm:
- Visa nhập cảnh một lần.
- Visa nhập cảnh hai lần.
- Visa nhập cảnh nhiều lần.
- Visa loại D
Khi quý khách muốn ở lại Ba Lan nhiều hơn 90 ngày thì có thể xin visa Ba Lan dài hạn loại D. Tuy nhiên, thị thực loại này có thời hạn tối đa 1 năm. Nếu muốn ở lại lâu hơn thì bạn phải làm hồ sơ gia hạn. Một số loại visa điển hình như: du học, lao động, công tác dài hạn…
Phân loại theo mục đích chuyến đi
Xét theo mục đích chuyến đi, có thể chia thị thực đi Ba Lan thành các loại như:
- Visa du lịch, thăm thân: Cấp cho người muốn đến Ba Lan để tham quan, du lịch. Hoặc những ai muốn thăm người thân đang sống tại quốc gia này này.
- Visa công tác, lao động: Thị thực này dành cho những người đến Ba Lan để làm việc theo lời mời của công ty đối tác hoặc được công ty sắp làm việc bảo lãnh.
- Visa du học: Visa du học Ba Lan cấp cho những học sinh, sinh viên đến quốc gia này để học tập. Có thể học theo dạng học bổng hoặc tự túc.
- Visa kết hôn: Áp dụng cho những ai muốn nhập cảnh vào quốc gia này theo diện kết hôn với người bản xứ.
- Visa định cư: Loại visa này dành cho người muốn sinh sống lâu dài tại Ba Lan.

Xin visa đi Ba Lan có khó không?
Việc xin visa Ba Lan sẽ không khó nếu quý khách đã xin thị thực này nhiều lần trước đó. Tuy nhiên, với những người chưa có kinh nghiệm, thì việc hồ sơ bị từ chối là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Các lý do rớt visa Ba Lan
Nếu không đáp ứng đủ các yêu cầu mà Ba Lan đặt ra thì hồ sơ xin visa của bạn có thể bị từ chối. Các yêu cầu này chủ yếu tập trung vào khả năng tài chính, trình độ học vấn, tay nghề, kỹ năng giao tiếp…Đa số các trường hợp bị trượt visa Ba Lan là do các nguyên nhân sau:
- Không đáp ứng đủ khả năng tài chính: Hồ sơ chứng minh tài chính là một phần quan trọng trong bộ hồ sơ xin visa. Nếu số dư tài khoản hoặc sổ tiết kiệm không đủ, thời gian gửi dưới 3 tháng thì hồ sơ sẽ bị đánh rớt. Vì quý khách sẽ không tạo được niềm tin cho cơ quan xét duyệt về khả năng chi trả trong thời gian ở lại nơi này.
- Sai sót khi chuẩn bị hồ sơ xin thị thực: Bước chuẩn bị hồ sơ là khá quan trọng. Bởi vì một khi hồ sơ có sai sót thì bạn sẽ mất thời gian điều chỉnh, bổ sung. Trong nhiều trường hợp, hồ sơ sẽ bị trả về. Điều này gây ảnh hưởng đến kế hoạch chuyến đi của du khách. Vì vậy, bạn nên nộp hồ sơ trước khoảng 1-2 tháng để kịp thời khắc phục hồ sơ khi có thiếu sót.
- Đã từng trượt visa Ba Lan trước đó: Nếu như hồ sơ xin visa của quý khách bị từ chối ở lần đầu tiên thì thông tin này đã được lưu lại. Sau 6 tháng, khi bạn muốn xin thị thực lại mà hồ sơ vẫn không có gì khác lần trước thì khả năng đậu visa sẽ rất thấp.
- Rớt ở vòng phỏng vấn: Việc trả lời phỏng vấn không tốt, không khớp thông tin đã khai rất có thể khiến bạn phải nộp hồ sơ xin visa lại. Ngoài ra, rào cản ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp cũng là nguyên nhân làm cho quý khách bị trượt phỏng vấn.
- Một số nguyên nhân khác như: Không đảm bảo đủ sức khoẻ ra nước ngoài; thuộc trường hợp bị cấm xuất nhập cảnh; bản thân đang vướng tranh chấp pháp lý…

Cách để tăng tỷ lệ đậu visa Ba Lan
Nếu khách hàng không có nhiều kinh nghiệm xin visa thì việc tự làm hồ sơ sẽ rất khó có cơ hội đậu. Bởi vì quý khách không có kinh nghiệm nên sẽ không nắm rõ yêu cầu liên quan. Do vậy, để nắm chắc cơ hội thì du khách nên làm visa Ba Lan thông qua các công ty uy tín như Bazan.
Làm visa tại Bazan, quý khách không cần phải tự tìm hiểu các quy định rắc rối. Mà thay vào đó, đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm của công ty sẽ tư vấn và hỗ trợ tốt nhất cho bạn. Đồng thời, giá thành hợp hợp lý và tỷ lệ đậu thị thực cao đã làm cho Bazan là nơi mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Bảng giá dịch vụ làm visa Ba Lan tại Bazan
Khi làm visa bên cạnh quy trình thủ tục thì giá cả là nỗi quan tâm của nhiều người. Để không bị mất tiền, khách hàng nên chọn làm dịch vụ hỗ trợ xin visa của các công ty uy tín. Tuy giá thành cao hơn nhưng sẽ đáng tin cậy hơn. Như tại Bazan Visa, khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ với chi phí dịch vụ làm visa Ba Lan tốt nhất.
BẢNG GIÁ THAM KHẢO
DỊCH VỤ | GIÁ |
TƯ VẤN XIN VISA BA LAN | 1,200,000 VND |
Hồ sơ thủ tục xin visa Ba Lan gồm những loại giấy tờ gì?
Nếu muốn thời gian xét duyệt visa nhanh chóng hơn và khả năng đậu cao hơn thì bước chuẩn bị hồ sơ là một yếu tố quyết định. Như khi xin visa Anh hay các nước châu Âu khác, một bộ hồ sơ xin visa Ba Lan bao gồm có 4 loại hồ sơ cơ bản là: Hồ sơ cá nhân, hồ sơ tài chính, hồ sơ công việc và hồ sơ riêng theo từng loại visa.
Hồ sơ nhân thân
Khách hàng xin thị thực nào cũng cần phải có hồ sơ cá nhân chứ không riêng gì thị thực Ba Lan . Để chứng minh nhân thân, quý khách nên chuẩn bị các loại giấy tờ như sau:
- Tờ khai xin visa Ba Lan.
- Hình 3.5×4.5 chụp trên phông nền trắng, thời gian 6 tháng trở lại: 02 hình.
- Hộ chiếu dùng để xin thị thực Ba Lan phải còn hiệu lực ít nhất 6 tháng.
- Các loại giấy tờ tùy thân (sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, giấy khai sinh): Bản gốc và bản sao.
- Sơ yếu lý lịch kê khai đầy đủ thông tin, được địa phương nơi cư trú đóng dấu xác nhận.
- Các loại giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân (giấy đăng ký kết hôn, giấy ly hôn, giấy xác nhận độc thân).
- Giấy khám sức khỏe, lý lịch tư pháp mẫu số 2.

Hồ sơ nghề nghiệp
Hồ sơ nghề nghiệp bao gồm các loại giấy tờ chứng minh công việc của bạn. Đối với mỗi đối tượng khác nhau sẽ có cách chứng minh khác nhau như sau:
- Với chủ doanh nghiệp: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; báo cáo thuế tối thiểu 3 tháng gần nhất; báo cáo tài chính một năm gần nhất; xác nhận tài khoản ngân hàng của công ty hoặc cá nhân.
- Với nhân viên: Hợp đồng lao động bản gần nhất; bảng lương tiền mặt; sao kê tài khoản nhận lương; đơn xin nghỉ phép có đóng dấu xác nhận; các loại quyết định như: Quyết định nâng lương, bổ nhiệm, điều chỉnh lương…
- Với học sinh, sinh viên: Thẻ học sinh, thẻ sinh viên; giấy xác nhận được cấp học bổng; chương trình đào tạo của trường tại Ba Lan; hồ sơ chứng minh thu nhập của cha mẹ…
- Với người đã về hưu: Sổ hưu trí; thẻ hưu trí; sao kê tài khoản nhận tiền hưu có xác nhận của ngân hàng; bảng lương hưu có xác nhận của địa phương; giấy quyết định nghỉ hưu….
Hồ sơ tài chính
Hồ sơ tài chính giúp tạo cho cơ quan xét duyệt visa Ba Lan niềm tin vào khả năng chi trả của quý khách. Các loại giấy tờ cần có:
- Sổ tiết kiệm có số dư từ 100 triệu đồng trở lên, thời hạn gửi ít nhất 3 tháng.
- Giấy tờ nhà, đất; giấy tờ xe.
- Hợp đồng cho thuê nhà đất.

Hồ sơ riêng theo từng loại visa Ba Lan
Bên cạnh các hồ sơ đã kể trên thì tuỳ loại thị thực mà quý khách sẽ cung cấp thêm các hồ sơ khác nhau:
- Visa du lịch Ba Lan: Bảo hiểm sự cố du lịch Ba Lan; giấy xác nhận đã đặt tour du lịch; giấy xác nhận đặt phòng khách sạn tại Ba Lan; vé máy bay khứ hồi hoặc giấy xác nhận đã mua vé máy baybay…
- Visa lao động, công tác: Thư mời sang công tác tại Ba Lan; giấy tờ chứng minh hoạt động của các công ty; các chứng chỉ bằng cấp có liên quan; giấy phép lao động (nếu có)…
- Visa du học Ba Lan: Giấy xác nhận nhập học, thư mời nhập học của các trường tại quốc gia này; bảng điểm, bằng cấp, chứng chỉ liên quan…
- Visa thăm thân, định cư: Thư mời của người thân đang sinh sống tại Ba Lan; giấy tờ chứng minh công việc của người mời; giấy bảo lãnh…

Quy trình xin visa Ba Lan tại Bazan
Nhằm tạo sự phục vụ tốt nhất cho khách hàng, Bazan đã xây dựng quy trình làm visa chuyên nghiệp và khoa học nhất có thể:
- Bước 1: Tiếp nhận thông tin khách hàng, xác định loại visa phù hợp theo nhu cầu. Sau đó, quý khách sẽ được đánh giá khả năng đậu – rớt visa.
- Bước 2: Trao đổi quy trình làm việc, giá cả và các điều khoản trong hợp đồng.
- Bước 3: Khách hàng chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu của công ty. Sau đó, Bazan sẽ tiếp nhận và hỗ trợ hoàn thiện các hồ sơ còn lại.
- Bước 4: Đặt lịch hẹn online với cơ quan tiếp nhận. Kiểm tra và sắp xếp hồ sơ rồi gửi đi.
- Bước 5: Khi khách hàng thuộc trường hợp cần phải phỏng vấn, Bazan sẽ hướng dẫn khách hàng kinh nghiệm và kỹ năng trả lời phỏng vấn.
- Bước 6: Theo dõi, nhận và gửi kết quả lại cho khách.
Những câu hỏi thường gặp khi xin visa Ba Lan
Khi làm visa Ba Lan, hẳn ai cũng sẽ có ít nhiều những thắc mắc liên quan. Sau đây là một số câu hỏi được nhiều khách hàng quan tâm nhất.
Thời hạn lưu trú của visa Ba Lan là bao lâu?
Thời hạn lưu trú là thời gian mà du khách được phép ở lại tạm trú, di chuyển và xuất nhập cảnh vào một quốc gia. Khi hết thời hạn lưu trú thì quý khách sẽ phải xuất cảnh hoặc làm hồ sơ xin gia hạn visa. Thời hạn này sẽ khác nhau tùy theo loại thị thực. Đối với visa Ba Lan, thời hạn này sẽ theo quy định của visa Schengen. Cụ thể như là:
- Visa quá cảnh sân bay loại A: Visa loại này thường chỉ có thời hạn tối đa 48h. Thời gian lưu trú từ 4h trở lại. Đồng thời, du khách không được di chuyển ra khỏi khu vực quy định trong phạm vi sân bay.
- Visa ngắn hạn loại C: Do thị thực loại này được cấp cho các trường hợp đến Ba Lan vì mục đích ngắn hạn. Nên thời gian lưu trú tối đa là 90 ngày trong mỗi thời hạn 6 tháng. Để biết chính xác thời gian cư trú còn lại, quý khách có thể tra cứu ở trang điện tử của Ủy ban Châu Âu.
- Visa dài hạn loại D: Thị thực Ba Lan loại D cho phép du khách lưu trú trong thời gian hơn 90 ngày. Nhưng thời hạn tối đa chỉ là 1 năm. Một lưu ý là thị thực này chỉ cho phép bạn lưu trú duy nhất tại Ba Lan.

Đi Ba Lan thì nộp hồ sơ xin visa ở đâu?
Để nộp visa Ba Lan quý khách phải đến nộp trực tiếp tại Đại sứ quán Cộng Hòa Ba Lan. Cơ quan này có địa chỉ tại Hà Nội, cụ thể như sau:
- Địa chỉ tại Hà Nội: Số 3, Chùa Một Cột, Phường Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội.
- Số điện thoại: 024 3845 2027
- Địa chỉ email: amb.sekretariat@msz.gov.plpl
Thời gian tiếp nhận hồ sơ thị thực là từ 8h30 đến 12h00 và 13h00 đến 15h00h00 thứ 2 đến thứ 5. Thời gian trả kết quả là thứ 6 hàng tuần từ 9h00 đến 11h00.
Thủ tục xin visa ba lan bao nhiêu tiền?
Để được cấp visa Ba Lan, quý khách phải nộp trước lệ phí. Đây là một trong những thắc mắc của nhiều người. So với các quốc gia khác, lệ phí khi nộp hồ sơ xin visa Ba Lan ở mức tương đối. Cụ thể:
- Đối với visa loại A: Lệ phí nộp hồ sơ xin thị thực loại A thường là 1.550.000 đồng. Trẻ từ 10-12 tuổi thì lệ phí này là 910.000 đồng.
- Đối với visa loại C và D: Lệ phí nộp hồ sơ xin thị thực hai loại này thường là 2.070.000 đồng. Trẻ từ 6-12 tuổi thì lệ phí này là 1.040040.000 đồng.
Khi nộp lệ phí cấp visa, quý khách chỉ được nộp bằng tiền mặt. Đồng thời, bạn sẽ không được hoàn lại tiền bất kể hồ sơ có được chấp thuận hay không.
Vì sao nên chọn dịch vụ làm visa Ba Lan của Bazan?
Mặc dù đã nắm được các quy định liên quan, nhưng khi bắt tay vào làm hồ sơ xin visa Ba Lan quý khách sẽ không tránh khỏi việc gặp phải những khó khăn. Điều này sẽ gây nhiều phiền toái cho bạn. Vì thế, quý khách nên chọn làm dịch vụ qua công ty Bazan Visa. Công ty là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu với nhiều kinh nghiệm liên quan.
Chi phí minh bạch và rõ ràng
Để khách hàng không phải lo lắng bị chặt chém hay phát sinh nhiều loại chi phí không tên. Giá cả ở Bazan luôn được công khai, minh bạch. Đồng thời, thông báo rõ ràng đến khách hàng và thể hiện vào hợp đồng.
Nhân viên Bazan nhiệt tình, chuyên nghiệp
Nếu như đã từng sử dụng dịch vụ của Bazan, quý khách sẽ ấn tượng với hình ảnh những tư vấn viên nhiệt tình và nhiều kinh nghiệm. Vì thế, đội ngũ nhân viên công ty có thể tự tin giúp quý khách mang về chiếc visa Ba Lan. Đồng thời, thái độ làm việc chuyên cần và nhiệt tình sẽ mang lại cho quý khách trải nghiệm thoải mái nhất có thể.

Cơ hội đậu visa khá cao đến 99%
Bazan có quy trình làm việc chuyên nghiệp, khoa học nên cơ hội quý khách nhận được visa là khá cao. Để nâng cao cơ hội đậu, công ty đã có nhiều hướng hỗ trợ khách hàng như: Hỗ trợ khách hàng xử lý hồ sơ; kiểm tra kỹ lưỡng hồ sơ trước khi gửi; hướng dẫn khách hàng trả lời phỏng vấn…
Từ những thông tin trên có thể thấy, khi quý khách đã có đủ kiến thức về việc xin visa Ba Lan nhưng chưa chắc khi làm thực tế sẽ hoàn toàn thuận lợi. Vì vậy, khi có nhu cầu thì bạn hãy yên tâm liên hệ ngay với Bazan Visa để được tư vấn và hướng dẫn tốt nhất.